Sản xuất Eurofighter_Typhoon

Biến thể một ghế ngồi Eurofighter Typhoon F2, RAF

Eurofighter Typhoon là chiếc máy bay chiến đấu hiện đại duy nhất được sản xuất trên bốn dây chuyền khác nhau. Mỗi công ty đối tác lắp ráp máy bay của riêng mình, nhưng chế tạo chung phụ tùng cho tất cả 620 chiếc máy bay.

  • Alenia – Cánh trái, cánh lái ngoài, các phần thân sau
  • BAE Systems – Thân trước, (gồm cả cánh mũi), vòm kính buồng lái, khung lưng, cánh thăng bằng đuôi, cánh lái trong, phần thân sau
  • EADS
    • Chi nhánh Đức– Thân giữa chính
    • Chi nhánh Tây Ban Nha– Cánh phải, leading edge slats

Việc chế tạo được chia thành ba "Tranches" (xem bảng dưới) số tiền chia sẻ tăng theo khả năng chế tạo của từng tranche. Các Tranche lại được chia nhỏ tiếp thành các gói và lô, ví dụ những chiếc hai chỗ ngồi (twin seaters) thuộc Tranche 1 của Không quân Hoàng gia là gói gồm những chiếc T1 và gói gồm những chiếc T2.

Sơ lược Chế tạo
Quốc giaTranche 1Tranche 2Tranche 3Tổng cộng
 Áo018*018
 Đức446868180
 Ý294646121
 Ả Rập Xê Út0482472
 Tây Ban Nha20333487
 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland558988232
TỔNG CỘNG148302260710

*) Dường như Áo sẽ nhận 6 tranche 1 chiếc máy bay ở thời điểm hiện tại và 12 tranche sau này.
Nó đã được nhất trí để đảm bảo thời hạn giao hàng đúng theo hợp đồng. Điều này chưa rõ ràng
bởi vì hiện chưa rõ liệu những chiếc T1 có hay làm thế nào để được trang bị thêm theo tiêu chuẩn T2.

Xuất khẩu

Các nước đang sử dụng hay đã đặt hàng Eurofighter Typhoon.

Năm 1999 chính phủ Hy Lạp đã đồng ý đặt hàng 60 chiếc Typhoon để thay thế những chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai họ đang sử dụng. Tuy nhiên, việc mua bán đã tạm ngừng vì những vấn đề tài chính, chủ yếu vì tiền đã được chi cho các chương trình phát triển khác và để chuẩn bị cho Olympic mùa hè 2004. Tháng 6 năm 2006, chính phủ đã thông báo kế hoạch mua dài hạn trị giá tới 22 tỷ euro nhằm đảm bảo tài chính cần thiết cho chương trình hiện đại hóa không quân trong vòng 10 năm tới. Typhoon hiện đang được đánh giá cho dự án này, cùng với F-22 Raptor, RafaleF-35 Lightning II.

Ngày 2 tháng 7 năm 2002, chính phủ Áo đã thông báo quyết định Typhoon làm loại máy bay chiến đấu mới của họ. Hợp đồng mua 18 chiếc Typhoon đã hoàn thành ngày 1 tháng 7 năm 2003, và gồm 18 chiếc máy bay, việc huấn luyện phi công và kỹ thuật mặt đất, hậu cần, bảo dưỡng và một buồng bay giả lập. Tương lai của hợp đồng này gần đây đã bị nghi ngờ trong nghị viện Áo.

Sau những chiến dịch không thành công tại Hàn Quốc và Singapore, ngày 18 tháng 8 năm 2006, có thông báo nói rằng Ả Rập Xê Út sẽ mua 72 chiếc Typhoon. Tháng 11 và 12, lại có thông tin rằng Ả Rập Xê Út đã đe dọa mua loại Rafale của Pháp vì Văn phòng Điều tra các vụ Lừa gạt Nghiêm trọng Anh đã điều tra các hợp đồng mua bán vũ khí của Al Yamamah vốn đã bắt đầu từ thập niên 1980. Tuy nhiên ngày 14 tháng 12 năm 2006 có thông tin rằng Văn phòng Điều tra các vụ Lừa gạt Nghiêm trọng đã "dừng" các cuộc điều tra BAE. Họ cho rằng những cuộc gặp gỡ của Giám đốc BAE và Tổng trưởng lý đã dẫn tới kết luận rằng sự chú ý ngày càng gia tăng của công chúng "tới sự an toàn quốc gia và an ninh quốc tế" là đáng quan tâm hơn bất kỳ một nhu cầu tương lai nào cho cuộc điều tra. Ngày 7 tháng 1 năm 2007, có thông báo rằng Ả Rập Xê Út đã đồng ý việc mua và sẽ bắt đầu nhận chuyển giao 72 chiếc Eurofighter từ công ty BAE Systems thuộc Bộ quốc phòng Anh trong thời gian "rất ngắn". Tờ Thời báo một lần nữa lại đưa ra khả năng rằng việc chế tạo máy bay của RAF cũng sẽ nhanh chóng gặp vấn đề như số máy bay của Ả Rập Xê Út, bởi việc chế tạo yêu cầu phải đợi đầy đủ các thành phần của máy bay. Sự dàn xếp này sẽ phản ánh sự chệch hướng của RAF Tornados với RSAF. Tuy nhiên, The Times cũng đã thông báo rằng một thỏa thuận như vậy sẽ khiến việc cam kết mua bộ phận 3 của Anh Quốc dễ trở thành hiện thực hơn.

Những khách hàng tiềm năng khác của Typhoon là Ấn Độ, Đan Mạch, Na Uy, Pakistan, Nhật BảnThổ Nhĩ Kỳ. Typhoon đã bị Singapore từ chối, nhưng dù ban đầu Hàn Quốc tỏ ý không quan tâm, đã có khả năng về một đơn hàng từ phía quốc gia này.

Tháng 3 năm 2007, Jane's Information Group đã thông báo rằng Typhoon dường như là đối thủ sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua trở thành loại máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Nhật Bản. Hiện nay các đối thủ còn lại gồm F/A-18E/F Super HornetF-15E Strike Eagle.

Cuối năm 2009, Ấn Độ cho đấu thầu cung cấp 126 máy bay tiêm kích đa nhiệm hạng trung thế hệ mới cho Không quân Ấn Độ (MMRCA). Sau gần 1 năm, tháng 11 năm 2010, Eurofighter Typhoon được tuyên bố thắng thầu trong gói thầu trị giá 11,5 tỉ USD này, qua mặt năm loại chiến đấu cơ sừng sỏ khác là MiG-35, F/A-18 Super Hornet, F-16IN, RafaleJAS-39 Gripen. Dù cả bốn quốc gia đã nỗ lực hỗ trợ cho việc tham gia gói thầu nhưng nó đã gây thất vọng lớn khi bị loại sau đó[23] và khoảng 3000 việc làm khâu sản xuất đã bị sa thải sau đó do không kiếm được các hợp đồng mới cho việc cung cấp loại máy bay này để tiết kiệm chi phí[24].

Loại máy bay Typhoon đã có nhiều tai tiếng trong việc hối lộ để được thắng thầu như việc bán 15 chiếc cho cho Áo. Đó là tiền để các quan chức đã bị cáo buộc hối lộ của Áo sẽ quyết định mua Eurofighter vốn đã tốn kém với giá gấp đôi. Số tiền hối lộ đã được phân phối thông qua một mạng lưới phức tạp của các công ty bình phong xung quanh công ty trụ sở Vector Aerospace tại Luân Đôn[25][26]. Còn tại Ả Rập Xê Út thì hãng sản xuất cũng đã hối lộ để thắng thầu bán 72 chiếc và sau đó bị phạt 400 triệu USD vì vi phạm luật chống tham nhũng trong đấu thầu quốc tế[27].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Eurofighter_Typhoon http://www.airbus.com/content/dam/corporate-topics... http://baesystems.com/newsroom/2006/Nov/151106news... http://www.eads.com/1024/en/businet/defence/milita... http://www.eurofighter.com/ http://www.eurofighter.com/news/article258.asp http://www.ndtv.com/article/india/eurofighter-typh... http://www.flug-revue.rotor.com/FRNews1/FRNews07/F... http://www.theguardian.com/world/2010/feb/05/bae-a... http://www.youtube.com/watch?v=QoVGz9xai1M http://www.spiegel.de/international/business/inves...